Nhờ sự phát triển mà giờ đây, người dùng có thể mua và chuyển Ethereum trực tiếp giữa ứng dụng thanh toán quốc tế Paypal và ví MetaMask. Paypal tích hợp với ví MetaMask để giúp người dùng thanh toán.
Paypal tích hợp với ví MetaMask
Theo thông báo ngày 14/12 thì Paypal sẽ chính thức tích hợp dịch vụ mua, bán và lưu trữ tiền mã hoá của mình với ví MetaMask.
Theo thông cáo báo chí cho hay thì sự hợp tác giữa nhà phát triển ví MetaMask ConsenSys và Paypal như một bước phát triển đột phá, giúp người dùng tiến sâu hơn vào việc tiếp cận và khám phá Web3.
Tuy nhiên Paypal tích hợp với ví MetaMask chỉ đang có sẵn đối với một số người dùng tại Mỹ. Tính năng này sẽ sớm triển khai cho toàn bộ khách hàng Hoa Kỳ trong vài tuần tới. Hiện cổng thanh toán này chỉ khả dụng trên ứng dụng di động MetaMask. Tiện ích mở rộng vốn đã cho phép người dùng Mỹ mua crypto thông qua CoinbasePay, Transak, MoonPay và Wyre.
Phí dịch vụ 1% trên MetaMask sẽ áp dụng cho tất cả giao dịch ngoài phí Paypal hiện hành, theo lời Lorenzo Santos – Giám đốc Sản phẩm MetaMask.
Nền tảng thanh toán Paypal
Paypal được xem là một trong những đầu tầu của mảng thanh toán số. Nền tảng thanh toán này đang phục vụ hơn 429 triệu người dùng và doanh nghiệp trên toàn cầu.
Nền tảng thanh toán này nổi tiếng với lập trường kiên định và niềm tin bất diệt vào crypto. Gã khổng lồ thanh toán này đã sớm ra mắt dịch vụ tiền mã hoá, bắt đầu từ thị trường Mỹ vào tháng 10/2020 và nhanh chóng gia nhập vào các thị trường khác như Vương quốc Anh hay mới đây là Luxembourg.
Tuy nhiên mãi đến tháng 6 năm nay, người dùng PayPal mới có thể chuyển tiền mã hóa sang các ví khác. Cũng có tin hành lang cho rằng ông lớn này đang ấp ủ phát triển một đồng stablecoin cho riêng mình. Song mới đây, công ty đã vấp phải làn sóng chỉ trích sau khi đưa ra chính sách xử phạt người dùng mới.
Những sai lầm của Paypal
Vào ngày 8/10, theo nguồn tin từ Daily Wire, Paypal đã bất ngờ đưa ra chính sách sẽ cho phép công ty xử phạt người dùng dựa trên danh sách các hoạt động bị cấm bao gồm gửi, đăng hoặc xuất bản những thông điệp, nội dung hoặc tài liệu có mục đích quảng bá thông tin sai lệch hoặc gây rủi ro cho sự an toàn hoặc sức khoẻ của khách hàng.
Paypal sẽ xem xét độc lập những vi phạm và người dùng có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại lên đến 2.500 USD cho mỗi vi phạm. Ngoài ra thì chỉ những hành động trên nền tảng Paypal mới phải tuân thủ theo chính sách.
Với thông tin này thì đa số những người trong cộng đồng tiền mã hoá đều tỏ ra thất vọng thay cho người dùng Paypal. Hành động này khiến một số người nhận thấy được ưu điểm phi tập trung, không bị kiểm soát bởi bên thứ ba của thị trường crypto.
Sự kiểm duyệt và chặn thanh toán của Paypal là minh chứng cho thấy thế giới nên chấp nhận thanh toán crypto bằng stablecoin.
Chủ tích của công ty phân tích tài chính Bianco Research LLC, Jim Bianco cũng hoàn toàn đồng ý với ý kiến này. Ông nói: “crypto sẽ sửa chữa sai lầm của Paypal”.
Làn sóng phản đối thực sự mạnh mẽ khi David Marcus và CEO Tesla Elon Musk cũng ủng hộ ý kiến này.
Đứng trước sự phản đối của nhiều người thì Paypal đã buộc phải thu hồi lại quyết định của mình.
Người phát ngôn của công ty cho biết: “PayPal không phạt mọi người vì thông tin sai lệch và ngôn ngữ này không bao giờ được dự định đưa vào chính sách của chúng tôi. Chúng tôi xin lỗi về sự nhầm lẫn đã gây ra”.
Kể từ khi cổng thanh toán này chính thức cho phép tất cả người dùng tại Mỹ mua, bán và nắm giữ Bitcoin vào cuối năm 2020, công ty đã nhanh chóng tích hợp ví Venmo hỗ trợ thêm cho Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), Bitcoin Cash (BCH) và Litecoin (LTC) chỉ ba tháng sau đó. Không những vậy, PayPal còn cân nhắc phát hành đồng stablecoin riêng, ra mắt siêu ứng dụng crypto và kích hoạt chức năng mới cho phép chuyển tiền mã hóa sang các ví khác trong năm 2022.
Như vậy, việc Paypal tích hợp với ví MetaMask đã mang lại cho người dùng lựa chọn thanh toán mới và cho thấy được sự phát triển của thị trường tiền điện tử.
Bạn có thể tham khảo thêm nhiều thông tin khác tại trang IBlockchain của chúng tôi.
Bài viết liên quan
Khám phá Big Time – Cách tối đa hóa thu nhập của bạn
Big Time không chỉ là một trò chơi giải trí thông thường, mà còn là...
Swell Airdrop: Cơ hội tối đa hóa phần thưởng cho nhà đầu tư
Sự kiện Swell Airdrop mang đến cơ hội cho các nhà đầu tư crypto nhận...
Hướng dẫn chi tiết cách tham gia NODEPAY Airdrop
Bạn muốn nhận miễn phí token NODEPAY và khám phá tiềm năng của nền tảng...
Chi tiết LiftOff.Monster Airdrop và cách nhận LOX Token
LiftOff.Monster Airdrop đang trở thành một chủ đề nóng trong cộng đồng tiền điện tử,...
Brick and Mortar Store là gì? Định nghĩa và tầm quan trọng
Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, brick and mortar store vẫn giữ vai...
Bitlayer Airdrop – 3 Cơ hội vàng từ Layer 2 trên Bitcoin
Bitlayer Airdrop mang đến ba cơ hội vàng cho các nhà đầu tư và người...
Memecoin Litecoin Mascot – Đối thủ mới của Dogecoin?
Sự xuất hiện của Memecoin Litecoin Mascot đang đặt ra câu hỏi liệu đây có...
Kết quả bầu cử Mỹ 2024 – Trump và sự bùng nổ thị trường điện tử
Kết quả bầu cử Mỹ 2024 đang gây chấn động khi Donald Trump giành chiến...
ISC Money Airdrop – Đột phá DeFi trên Solana
Tham gia ISC Money Airdrop giúp người dùng dễ dàng tiếp cận các cơ hội...
APL Coin là gì? Tìm hiểu chi tiết về đồng tiền điện tử mới
APL Coin là một đồng tiền điện tử mới, được giới thiệu vào năm 2017,...
72.000 USD/Bitcoin và cơn sốt bầu cử Mỹ
Vào sáng ngày 29 tháng 10, Bitcoin đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ,...
Umbra Airdrop – Cực HOT Eclipse DeFi mới
Umbra Airdrop đang làm sôi sục cộng đồng DeFi với chiến dịch thưởng hấp dẫn...
Ví lạnh là gì? Những ví lạnh uy tín uy tín
Ví lạnh là một thuật ngữ quen thuộc với những người tham gia thị trường...
Finalbosu Airdrop – Nhận Whitelist và chinh phục vũ trụ Bosu!
Finalbosu Airdrop mang đến cơ hội đặc biệt để bạn không chỉ sở hữu những...
USDD là gì? Có nên mua USDD không? Cách mua thế nào?
Thuật ngữ phổ biến “USDD” xuất hiện trong thị trường tiền điện tử đang trải...
Timebit OTC – Quá trình hoạt động, dịch vụ kinh doanh
Bạn đang tìm kiếm một công ty tài chính chất lượng và tiên phong trong...