Việc FTX sụp đổ thật sự đã để lại nhiều ảnh hưởng đến thị trường tiền điện tử. Mới đây, đã xuất hiện thêm một sàn giao dịch nữa chịu ảnh hưởng từ FTX. Cái tên lần này là Huobi với con số thiệt hại dao động quanh mức 18 triệu USD.
Houbi thiệt hại quanh 18 triệu USD
Trong sáng nay (14/11), nhiều thông tin cũng như ảnh chụp cho thấy việc Huobi đang không thể rút được tiền từ FTX, tổng giá trị ước tính dao động quanh 18 triệu USD.
“Chi nhánh niêm yết tại Hồng Kông của Huobi thông báo 18,1 triệu USD giá trị tiền mã hoá không thể được rút khỏi FTX, trong đó 13,2 triệu USD là tài sản của người dùng. Đối tác quản lý cổ phần Li Lin sẽ cung cấp khoản vay tín chấp lên đến 14 triệu USD để giúp bù đắp lại thâm hụt trong bảng cân đối kế toán”.
Rất nhanh sau đó, tài khoản Twitter của Huobi đã retweet lại thông tin liên quan đến khoản tiền bị đóng băng trên. Cụ thể:
“Vào ngày 08/10, công ty quản lý của Huobi đã chuyển toàn bộ cổ phần Huobi Global nắm giữ sang quỹ của About Capital. Theo đó, New Huo Tech là một định chế hoàn toàn tách biệt. Tất cả hoạt động vận hành của Huobi vẫn đang ổn định và chúng tôi sẽ tiếp tục mang lại dịch vụ an toàn và đáng tin cậy cho người dùng”.
Cũng trong một báo cáo được công ty này cung cấp, quỹ dự trữ của Huobi được định giá quanh mức 3,5 tỷ USD. Phần lớn trong lượng tiền này đến từ token HT (~900 triệu USD), TRX (~820 triệu USD) và 820 triệu USDT. Song song đó, các tài sản vốn hoá lớn gồm 274.000 ETH và 32.000 BTC cùng nhiều đồng coin khác.
Sàn giao dịch FTX ảnh hưởng đến thị trường
Thông tin này một lần nữa khiến nhiều người dùng lo ngại về các sàn giao dịch CEX sau vụ nổ mang tên FTX. Chỉ trong 2 ngày qua, Crypto.com liên tục bị cộng đồng réo tên vì những giao dịch hết sức khó hiểu. Ngoài ra, AAX cũng đã thông báo tạm ngưng hoạt động rút tiền của người dùng. Quỹ Galois Capital thì thừa nhận bị kẹt đến 40 triệu USD trên FTX. Bên cạnh đó, còn rất nhiều tổ chức khác bị liên đới.
Ngày 10/11, BlockFi – một trong những công ty cho vay tiền số lớn nhất thế giới – thông báo ngừng cho người dùng rút tiền sau khủng hoảng FTX. Hãng cũng yêu cầu khách hàng không gửi vào ví hoặc tài khoản lãi suất của họ.
Được định giá ba tỷ USD vào tháng 3 năm ngoái, BlockFi chịu ảnh hưởng nặng nề khi thị trường tiền số liên tiếp đón nhận tin xấu. BlockFi cũng đối mặt với sự giám sát của giới chức tài chính về mức lãi suất của mình và từng phải trả 100 triệu USD tiền phạt cho Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC). Hồi tháng 7, trong chiến dịch “giải cứu thị trường” của SBF, FTX Mỹ đồng ý cung cấp cho BlockFi khoản tín dụng trị giá 400 triệu USD.
Ngày 8/11, Coinbase cho biết đang gửi khoảng 15 triệu USD trên sàn FTX và toàn bộ vẫn chưa được rút về. Họ khẳng định chỉ gửi tiền, không mua FTT, không làm việc với Alameda và cũng không cho FTX vay.
Coinbase là tiền số sàn lớn thứ hai thế giới theo Coinmarketcap. Tháng 4/2021, họ trở thành công ty tiền số đầu tiên tại Mỹ niêm yết ra công chúng. Thương vụ IPO này cũng giúp người sáng lập Brian Armstrong trở thành tỷ phú. Tính đến cuối quý III/2022, Coinbase có 5 tỷ USD tiền mặt và một số tiền không xác định khác làm quỹ đảm bảo cho khách hàng.
Vụ khủng hoảng gây ra bởi FTX có thể sẽ kéo theo rất nhiều hệ luỵ cho toàn thị trường tiền mã hoá, đặc biệt là trong bối cảnh dòng tiền đã rút và niềm tin từ người dùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bạn có thể tham khảo thêm nhiều thông tin thú vị tại IBlockchain.
Bài viết liên quan
Bộ công cụ phát triển phần mềm trong tiền điện tử là gì?
Tiền điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến với sự bùng nổ của...
Bitcoin ETF là gì? Tầm quan trọng và ưu nhược điểm cần biết
Bitcoin ETF (Exchange-Traded Fund) là một khái niệm đang thu hút sự quan tâm lớn...
Sàn DEX là gì? Top 5 sàn DEX nổi bật nhất hiện nay
Trong kỷ nguyên số hóa và blockchain, các khái niệm mới liên quan đến lĩnh...
Ape là gì? Tìm hiểu về đồng tiền ảo mới nhất trên thị trường
Ape Coin là đồng tiền ảo mới nhất trên thị trường được cho là một...
Sự nghiệp của James Seyffart trong lĩnh vực tiền điện tử
James Seyffart là một trong những nhà phân tích tiền điện tử đáng chú ý...
Infrared Finance là gì? Hướng dẫn Staking PoL đơn giản
Là một giao thức staking Proof-of-Liquidity (PoL) tiên phong, Infrared Finance cho phép bạn tối...
Blockchain là gì? Ưu nhược điểm của blockchain và ứng dụng
Blockchain đã trở thành từ khóa hot trong ngành công nghệ. Nhưng bạn có biết...
NEAR Coin: Đồng tiền tiềm năng trong thế giới blockchain
Công nghệ blockchain đang thay đổi nhanh chóng, và các nền tảng tiên tiến như...
Sự kiện Unicorn Ultra hợp tác với Coinseeker
Unicorn Ultra (U2U) tiếp tục mở đường trong hệ sinh thái độc đáo của họ,...
On Target Media – Đơn vị nổi bật trong lĩnh vực truyền thông
Công ty Cổ phần Truyền thông On Target Media tự hào về vị thế vững...
RPC là gì? Tìm hiểu về giao thức quan Remote Procedure Call
Trong công nghệ Blockchain, giao thức Remote Procedure Call (RPC) được sử dụng để thực...
Lợi ích của subnet trong Layer 1 blockchain
Lợi ích của subnet trong Layer 1 blockchain đang trở thành một trong những chủ...
So sánh Ethereum và Bitcoin từ góc độ công nghệ – Đâu là tương lai của blockchain?
Trong thế giới tiền điện tử, Bitcoin và Ethereum chắc hẳn ai cũng từng nghe...
Bulbaswap Airdrop: Cơ hội đầu tư hấp dẫn cho người dùng
Trong thế giới của các sàn giao dịch phi tập trung (DEX), Bulbaswap đang nổi...
Scam coin là gì và lưu ý cần biết trước khi đầu tư tiền ảo
Trong thời gian gần đây, thị trường tiền ảo đã trở nên sôi động hơn...
Blum Airdrop – Cách kiếm điểm Blum Point săn Airdrop
Blum Airdrop mở ra một cơ hội hấp dẫn cho những người đam mê thế...