Tính thanh khoản là một phần quan trọng ở bất kỳ thị trường nào. Thị trường tiền điện tử hiện nay đã xây dựng những thị trường tự động, gọi là Automated Market Maker. Vậy Automated Market Maker là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Tìm hiểu về Automated Market Maker
Automated Market Maker là gì?
Automated Market maker là gì? Automated Market Maker hay AMM là một công cụ tự động hỗ trợ và kết nối các nhà giao dịch tiền điện tử theo hình thức Phi tập trung hoặc là một dạng tạo ra thị trường People to People để nhằm hạn chế và khắc phục những nhược điểm của các hình thức giao dịch cũ.
Giao thức AMM được ứng dụng trong các sàn giao dịch phi tập trung như sàn 1inch,… Mặc dù những sàn này được xây dựng trên các hệ sinh thái blockchain khác nhau nhưng lại ứng dụng giao thức AMM để xây dựng và phát triển.
Giao thức AMM ra đời khi tiền điện tử ngày càng mở rộng sức ảnh hưởng và các sàn giao dịch tập trung bắt đầu lộ rõ sự hạn chế như tính bảo mật,…Sự xuất hiện của AMM như một cột mốc thay đổi những nhược điểm trên của các sàn giao dịch tập trung truyền thống và đưa đến những trải nghiệm mới cho thị trường tiền điện tử.
Cơ chế hoạt động của Automated Market Maker là gì?
Cách thức hoạt động của các AMM là dựa trên giao thức ứng dụng công thức toán học để định giá cho một tài sản thay vì dựa vào số lệnh giao dịch trên các sàn giao dịch tập trung, nơi có thể bị kiểm soát giá cả bởi chủ sản.
Ở sàn giao dịch tập trung thì lệnh giao dịch chưa được thiết lập sẵn và chỉ được khớp khi có người đồng ý mua/bán với một mức giá nào đó.
Với sàn AMM, lệnh giao dịch gần như được khớp ngay lập tức nhờ một thuật toán đặc biệt sẽ tính ra mức giá cơ ở và điều chỉnh theo thực tế.
Cụ thể, UniSwap sử dụng công thức X x Y = k
- X, Y là đại diện cho nhóm thanh khoản thứ nhất.
- k là tổng thanh khoản và luôn không đổi.
Thực chất trong AMM, không có lệnh mua hoặc bán nào. Bạn chỉ gửi một loại tiền và một pool chứa hai loại tiền điện tử và rút ra một loại tiền khác. Việc rút một loại tiền điện tử ra khiến tỷ lệ giữa chúng bị thay đổi và kéo theo việc giá giữa chúng cũng thay đổi theo.
Liquidity Pool
Để một AMM hoặc DEX hoạt động ổn định thì AMM hoặc DEX cần phải có một nơi thanh khoản đủ lớn và ổn định. Liquidity Pool hay Bể thanh khoản là nơi đóng vai trò hỗ trợ đồng thời ổn định việc thanh khoản tài sản chiếm lấy tỉ trọng rất quan trọng đối với một AMM và DEX.
Phải có người cung cấp cả hai loại tiền điện tử một lúc vào Pool để người dùng trao đổi khi có nhu cầu. Để bù lại, họ nhận được một khoản phí nhất định khi giao dịch được phát sinh, thường là 0,3%.
Các giao dịch này có thể khiến cho vị thế độc quyền lợi nhuận của các sàn giao dịch bị phá vỡ khi người dùng cũng có thể được hưởng phí giao dịch.
Hoạt động của các Pool thanh khoản tương đối đơn giản. Các nhà cung cấp thanh khoản cung cấp mã thông báo của họ cho giao thức để đổi lấy phần thưởng. Sau đó, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng các loại tiền điện tử đó tuỳ thuộc vào cơ chế của giao thức.
Để đảm bảo giao thức có tính thanh khoản vĩnh viễn, họ sử dụng công thức tạo thị trường tự động.
Trong quá trình trao đổi, số tiền được thanh toán phụ thuộc vào tỷ lệ giữa hai mã thông báo trong nhóm. Việc đặt lệnh càng cao liên quan đến kích thước của Pool thì tỷ lên trao đổi sẽ càng tồi tệ hơn khi lệnh này di chuyển dọc theo đường cong.
Hiện tượng trên được gọi là hiện tượng trượt.
Các giao thức khác có thể sử dụng các công thức khác nhau nhưng mục đích chung vẫn là cung cấp cho người dùng nơi giao dịch ổn định và an toàn nhất.
Ưu điểm và nhược điểm của Automated Market Maker là gì?
Ưu điểm
Vậy ưu điểm của Automated Market Maker là gì?
- Tính bảo mật cao: không cần phải cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào mà vẫn có thể sử dụng ngay các sàn thanh khoản tự động. Điều này giúp tránh được các rủi ro về việc rò rỉ thông tin.
- Tự động giao dịch: vì giá cả được xác định theo thuật toán và thực hiện tự động bởi hợp đồng thông minh. Bạn chỉ cần xác nhận số coin mà bạn muốn mua thì nó sẽ về tài khoản của bạn mà không lo lắng bị thất lạc.
- Trượt giá thấp
- Độ minh bạch của thông tin cao: tất cả quá trình giao dịch đều được ghi lại trên Blockchain, bạn có thể truy xuất thông tin về các giao dịch bất cứ lúc nào.
Nhược điểm
- Giả mạo token: quá trình tạo nên một pool thanh khoản trên AMM quá dễ dàng và nhanh chóng nên các cá nhân có thể tạo ra các cặp token giả mạo. Các token này có thể giống token chính từ cả logo đến tên token. Bạn chỉ có thể phân biệt chúng dựa trên smart contract.
- Phí giao dịch cao: Uniswap là sàn thanh khoản tự động được nhiều người sử dụng nhất. AMM này hiện nay được xây dựng trên Blockchain của Ethereum, nổi tiếng với phí gas giao dịch đắt đỏ và thường xuyên gặp tình trạng tắc nghẽn khi giao dịch.
- Imperrmanent loss: là tổn thất có thể xảy ra khi so sánh giữa việc bạn giữ token trên wallet và đóng góp vào Pool. Điều này xảy ra khi giá trị của token trong pool thanh khoản khác với giá trị của token bên ngoài.
- Trượt giá: do hoạt động đặc thù của AMM nên chúng đã hạn chế được việc thiếu thanh khoản nhưng vẫn gặp vấn đề về trượt giá.
Như vậy, Automated Market Maker là công cụ tự động kết nối giữa các nhà đầu tư tiền điện tử. Nhờ có công cụ này mà việc giao dịch tiền điện tử trở nên dễ dàng hơn mà vẫn đảm bảo những lợi ích cho nhà đầu tư.
IBlockchain vừa cùng bạn tìm hiểu Automated Market Maker là gì và những ưu nhược điểm của Automated Market Maker. Mong rằng bài viết này hữu ích với bạn đọc.
Bài viết liên quan
Chi tiết hướng dẫn rút tiền từ binance
Bạn đang tìm kiếm hướng dẫn rút tiền từ Binance một cách an toàn và...
DAO là gì? Tiềm năng của đầu tư DAO trong thị trường crypto
Trong bối cảnh ngày càng số hóa, tiền điện tử không chỉ là một phương...
Cách nạp tiền vào sàn Binance dễ dàng và nhanh chóng
Sàn giao dịch tiền điện tử Binance là một trong những nơi được ưa chuộng...
Binance Charity – Hỗ trợ nạn nhân bão lụt với Airdrop 1 triệu USD
Trong bối cảnh miền Bắc Việt Nam đang oằn mình khắc phục hậu quả nặng...
FUD là gì? Tìm hiểu thông tin về hội chứng FUD trong đầu tư
Trong bối cảnh hiện tại, khi cuộc sống và công nghệ đang tiến bộ một...
Review Unicorn Ultra – Đánh giá chi tiết về dự án U2U
Unicorn Ultra (U2U) là một dự án blockchain mới nổi gần đây và đã thu...
Hashgraph là gì? Khám phá ưu điểm của công nghệ Hashgraph
Hashgraph là gì? Hashgraph, một đổi mới tiên tiến trong lĩnh vực công nghệ sổ...
Cách chuyển BTC sang USD – Bí quyết tối ưu hóa lợi nhuận
Bạn đang tìm cách chuyển BTC sang USD nhưng lo lắng về tỷ giá và...
Tương lai bitcoin có thể thay đổi như thế nào trước các quy định mới
Bitcoin, từ một ý tưởng tiền điện tử đầy táo bạo, đã trở thành một...
Tìm hiểu Cardano là gì và cách nó nâng cao chuẩn mực bảo mật trong blockchain
Cardano là gì và tại sao nó đang được xem như tiêu chuẩn mới trong...
Bacon là gì? Thông tin và đánh giá tiềm năng dự án BaconDao
Bacon là một trong những dự án tiềm năng của nền tảng blockchain. Với nhứng...
Conhive là gì? Cách thức xâm nhập và hoạt động của coinhive
Trong thời đại số hóa hiện nay, tiền điện tử đã trở thành một phần...
Tổng quan về công ty TimeBeat Media Entertainment
TimeBeat Media Entertainment là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông và...
ARPA là gì? Tìm hiểu về đồng tiền điện tử ARPA và ARPA Chain
ARPA là gì? ARPA Token là một đồng tiền điện tử phổ biến trong thế...
Sự kiện Unicorn Ultra hợp tác với Coinseeker
Unicorn Ultra (U2U) tiếp tục mở đường trong hệ sinh thái độc đáo của họ,...
Ví tiền điện tử là gì? Các loại ví thông dụng hiện nay
Nếu đã biết về những đồng tiền điện tử thì chúng ta không thể không...