Việc FTX sụp đổ thật sự đã để lại nhiều ảnh hưởng đến thị trường tiền điện tử. Mới đây, đã xuất hiện thêm một sàn giao dịch nữa chịu ảnh hưởng từ FTX. Cái tên lần này là Huobi với con số thiệt hại dao động quanh mức 18 triệu USD.
Houbi thiệt hại quanh 18 triệu USD
Trong sáng nay (14/11), nhiều thông tin cũng như ảnh chụp cho thấy việc Huobi đang không thể rút được tiền từ FTX, tổng giá trị ước tính dao động quanh 18 triệu USD.
“Chi nhánh niêm yết tại Hồng Kông của Huobi thông báo 18,1 triệu USD giá trị tiền mã hoá không thể được rút khỏi FTX, trong đó 13,2 triệu USD là tài sản của người dùng. Đối tác quản lý cổ phần Li Lin sẽ cung cấp khoản vay tín chấp lên đến 14 triệu USD để giúp bù đắp lại thâm hụt trong bảng cân đối kế toán”.
Rất nhanh sau đó, tài khoản Twitter của Huobi đã retweet lại thông tin liên quan đến khoản tiền bị đóng băng trên. Cụ thể:
“Vào ngày 08/10, công ty quản lý của Huobi đã chuyển toàn bộ cổ phần Huobi Global nắm giữ sang quỹ của About Capital. Theo đó, New Huo Tech là một định chế hoàn toàn tách biệt. Tất cả hoạt động vận hành của Huobi vẫn đang ổn định và chúng tôi sẽ tiếp tục mang lại dịch vụ an toàn và đáng tin cậy cho người dùng”.
Cũng trong một báo cáo được công ty này cung cấp, quỹ dự trữ của Huobi được định giá quanh mức 3,5 tỷ USD. Phần lớn trong lượng tiền này đến từ token HT (~900 triệu USD), TRX (~820 triệu USD) và 820 triệu USDT. Song song đó, các tài sản vốn hoá lớn gồm 274.000 ETH và 32.000 BTC cùng nhiều đồng coin khác.
Sàn giao dịch FTX ảnh hưởng đến thị trường
Thông tin này một lần nữa khiến nhiều người dùng lo ngại về các sàn giao dịch CEX sau vụ nổ mang tên FTX. Chỉ trong 2 ngày qua, Crypto.com liên tục bị cộng đồng réo tên vì những giao dịch hết sức khó hiểu. Ngoài ra, AAX cũng đã thông báo tạm ngưng hoạt động rút tiền của người dùng. Quỹ Galois Capital thì thừa nhận bị kẹt đến 40 triệu USD trên FTX. Bên cạnh đó, còn rất nhiều tổ chức khác bị liên đới.
Ngày 10/11, BlockFi – một trong những công ty cho vay tiền số lớn nhất thế giới – thông báo ngừng cho người dùng rút tiền sau khủng hoảng FTX. Hãng cũng yêu cầu khách hàng không gửi vào ví hoặc tài khoản lãi suất của họ.
Được định giá ba tỷ USD vào tháng 3 năm ngoái, BlockFi chịu ảnh hưởng nặng nề khi thị trường tiền số liên tiếp đón nhận tin xấu. BlockFi cũng đối mặt với sự giám sát của giới chức tài chính về mức lãi suất của mình và từng phải trả 100 triệu USD tiền phạt cho Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC). Hồi tháng 7, trong chiến dịch “giải cứu thị trường” của SBF, FTX Mỹ đồng ý cung cấp cho BlockFi khoản tín dụng trị giá 400 triệu USD.
Ngày 8/11, Coinbase cho biết đang gửi khoảng 15 triệu USD trên sàn FTX và toàn bộ vẫn chưa được rút về. Họ khẳng định chỉ gửi tiền, không mua FTT, không làm việc với Alameda và cũng không cho FTX vay.
Coinbase là tiền số sàn lớn thứ hai thế giới theo Coinmarketcap. Tháng 4/2021, họ trở thành công ty tiền số đầu tiên tại Mỹ niêm yết ra công chúng. Thương vụ IPO này cũng giúp người sáng lập Brian Armstrong trở thành tỷ phú. Tính đến cuối quý III/2022, Coinbase có 5 tỷ USD tiền mặt và một số tiền không xác định khác làm quỹ đảm bảo cho khách hàng.
Vụ khủng hoảng gây ra bởi FTX có thể sẽ kéo theo rất nhiều hệ luỵ cho toàn thị trường tiền mã hoá, đặc biệt là trong bối cảnh dòng tiền đã rút và niềm tin từ người dùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bạn có thể tham khảo thêm nhiều thông tin thú vị tại IBlockchain.
Bài viết liên quan
Dojo là gì? Tổng hợp thông tin về Ancient8 Dojo
Với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp game, nền tảng GameFi Launchpad...
Dawn Airdrop – Cách tham gia và nhận điểm thưởng
Tham gia Dawn Airdrop để nhận token giá trị dễ dàng! Chỉ cần tạo ví...
Mùa Altcoin là gì – Cơ hội vàng hay thách thức trong đầu tư?
Mùa Altcoin là gì? Đây là câu hỏi được nhiều nhà đầu tư quan tâm...
DePIN Alliance Airdrop – Cơ hội vàng trên Telegram
DePIN Alliance Airdrop mang đến cơ hội kiếm phần thưởng hấp dẫn ngay trên Telegram....
Phạm vi giao dịch của độ lệch chuẩn Kaspa là bao nhiêu?
Kaspa (KAS), với công nghệ GhostDAG tiên tiến, đang tạo nên làn sóng mới trong...
Pulsechain là gì và những điều cần biết cho nhà đầu tư
“Pulsechain là gì?” Đây là câu hỏi đang thu hút sự quan tâm của nhiều...
Inscription là gì? Tương lai của giao dịch DeFi
Inscription là gì? Inscription đang thu hút sự chú ý trong cộng đồng blockchain. Inscription...
Proof of Authority là gì? – 3 sức mạnh của Blockchain tập trung
“Proof of Authority là gì?” Đây là một cơ chế đồng thuận trong blockchain tập...
Blast airdrop – Đột phá lợi nhuận với Blast token
Tận dụng cơ hội nhận token miễn phí và lợi nhuận lên đến 4% cho...
Grass Season 2: Cơ hội nhận Token trên mạng Solana
Sau thành công của Grass Season 1, dự án đã nhận được sự quan tâm...
Cách mua XRP đơn giản và chiến lược đầu tư sinh lời ổn định
Bạn đang tìm cách để mua XRP nhanh chóng và tận dụng chiến lược đầu...
Bandwagon là gì? Tính 2 mặt của hiệu ứng Bandwagon
Hiệu ứng Bandwagon là gì? Phân tích tính hai mặt của Bandwagon. Hiệu ứng này...
Apex là gì? Hướng dẫn cơ bản về đồng tiền ảo Apex Coin
Apex Coin là một đồng tiền ảo mới, với nhiều người mới bắt đầu quan...
Jupiter là gì? Tổng quan nền tảng giao dịch DeFi trên Solana
Jupiter là một nền tảng DeFi tiên phong trên mạng lưới Solana, đóng vai trò...
Kuroro Beasts: Game NFT Trên Arbitrum
Giữa “rừng” game NFT, Kuroro Beasts nổi lên như một hiện tượng thú vị, thu...
Avail Airdrop – Cơ hội sở hữu token $AVAIL trên nền tảng Web3
Avail Airdrop mở ra cơ hội hiếm có cho cộng đồng Web3 để sở hữu...