Thị trường tiền điện tử là một thị trường rộng lớn với rất nhiều kiến thức mà bạn cần phải nắm chắc. Là một người mới, bạn có lẽ sẽ rất đau đầu khi đứng trước quá nhiều kiến thức. Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những thuật ngữ cơ bản mà người mới nên hiểu để có thể gia nhập thị trường tiền điện tử này.
Altcoin
Đây là thuật ngữ cơ bản dùng để chỉ tất cả các loại coin khác trên thị trường, trừ Bitcoin. Trên thị trường có hai loại coin chính là Bitcoin và Altcoin (ETH, SOL,…). Những altcoin còn được gọi là coin thay thế. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường này thì nhiều nhà đầu tư đã đưa altcoin vào danh mục đầu tư của mình và thu được lợi nhuận khủng từ nó.
Token
Đây là loại tiền được phát hành trên nền tảng công nghệ Blockchain. Nhờ việc tận dụng các nền tảng Blockchain có sẵn nên thời gian và chi phí để phát hành Token thường thấp. Việc xây dựng hay bảo trì, nâng cấp Token tương đối đơn giản. Tuy nhiên, Token không thể đảm bảo được tính linh hoạt và độc lập.
Stablecoin
Đây là một loại tiền điện tử ổn định về giá. Loại coin này giải quyết một trong những vấn đề lớn nhất của thị trường tiền kỹ thuật số là sự biến động về giá cả. Những stablecoin được ổn định bằng nhiều cách để duy trì giá ở mức càng gần với tỷ lệ peg càng tốt.
Fiat
Fiat là tiền pháp định hay loại tiền tệ do Nhà nước định giá và phát hành. Mỗi quốc gia sẽ có một đồng tiền pháp định khác nhau, giá trị và mức ddojoj phổ biến của tiền pháp định thường tượng trưng cho sức mạnh kinh tế của quốc gia đó.
NFT
NFT thường được sử dụng để đại diện cho các tác phẩm nghệ thuật, vật phẩm trong trò chơi,… NFT bắt đầu từ việc lựa chọn tài sản, chiến lược mua vào/bán ra,…
Meme coin
Đây là những đồng coin được lấy cảm hứng từ các hình ảnh phổ biến trên Internet cũng như các sự kiện diễn ra trong thực tế. Những đồng coin này nổi lên từ việc được giới thiệu bởi những người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng lớn. Những đồng tiền hài hước này đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người.
Smart Contracts (hợp đồng thông minh)
Đây là khái niệm để chỉ việc nhúng những đoạn mã có thể thực thi như các chương trình phần mềm trong các tình huống khác nhau vào các giao dịch. Những hợp đồng này cho phép tài sản không phải tiền tệ có thể được trao đổi liền tay trên blockchain mà không cần qua một trung gian nào cả. Tài sản này có thể bao gồm hồ sơ thành viên, bảo hiểm hoặc bất động sản.
POW và POS
Những thuật ngữ này chỉ 2 phương thức xác nhận giao dịch tồn tại song song với nhau. POW hay Proof of Work là một hình thức chứng minh mã hóa trong đó một bên xác minh cho người khác rằng một số nhất định các nỗ lực tính toán cụ thể đã được thực hiện. Người xác minh sau đó sẽ xác nhận số lượng tính toàn này với một số các tính toán tối thiểu. POS hay Proof of Stake là một thuật toán làm việc của Blockchain. Người dùng sẽ kỹ gửi một lượng tài sản nhất định để có thể trở thành người xác thực của Blockchain.
Cross Chain
Mỗi một mạng lưới blockchain có một cấu trúc khác nhau, do đó những giao thức để chúng có thể chuyển tài sản qua lại với nhau còn rất hạn chế.
Pump and Dump
Đây là một hình thức thao túng thị trường tiền điện tử bằng cách thổi phồng giá của một đồng điện tử nào đó, sau đó liên tục bán ra để kiếm lợi nhuận nhanh chóng. Việc này được thực hiện bằng cách đầu tư rất nhiều tiền vào một loại tiền điện tử nhỏ. Sau đó thổi giá lên cao trên các phương tiện truyền thông, khiến cho tiền điện tử tăng giá và các nhà đầu tư khác sẽ đầu tư theo. Sau đó, họ sẽ bán coin liên tục để dìm giá xuống rất tháp, phục vụ cho mục đích kiếm lợi nhuận của mình.
Trên đây là những từ ngữ phổ biến mà bất kỳ người nào tham gia thị trường tiền điện tử cũng sẽ bắt gặp. Tuy nhiên đây mới chỉ là những từ ngữ cơ bản nhất, nhằm cung cấp cho người đọc những hiểu biết ban đầu về thị trường tiền điện tử. Bạn có thể tham khảo thêm rất nhiều những thông tin hữu ích khác về thị trường tiền điện tử, blockchain,… tại trang iBlockchain của chúng tôi.
Bài viết liên quan
Ninja là gì? Tìm hiểu nền tảng đột phá trong Blockchain
Ninja là gì? Đây là một câu hỏi đang thu hút sự quan tâm của...
Cách thêm mạng BSC vào MetaMask từ chuyên gia
Trong bài viết này, các chuyên gia sẽ chia sẻ những bước chi tiết và...
Đừng bỏ qua lợi ích của việc sử dụng XRP trong thanh toán để tối ưu hoá lợi nhuận
Lợi ích của việc sử dụng XRP trong thanh toán không chỉ dừng lại ở...
Search Labs là gì? Khám phá các tính năng nổi bật
Vào ngày 25 tháng 5 năm 2023, Google chính thức công bố Search Labs, một...
Haha Wallet Airdrop – Bí quyết tối đa hoá phần thưởng
Trong làn sóng bùng nổ của tiền mã hóa, Haha Wallet Airdrop đã nhanh chóng...
Sybil Attack là gì? Các hình thức tấn công mạo nhận
Crypto vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro, các hacker có thể sử dụng nhiều cách...
Rho Markets Airdrop – Cơ hội nhận thưởng với Loyalty Points và NFTs
Rho Markets Airdrop là một trong những cơ hội đang được cộng đồng crypto quan...
DOM trong Crypto là gì? – Cách sử dụng hiệu quả
DOM trong Crypto là gì? Đây chính là công cụ hiển thị độ sâu thị...
Orbit là gì? Tìm hiểu thông tin chi tiết về Bibox orbit
Orbit là một công nghệ mới được phát triển để giải quyết các vấn đề...
Chi tiết cách mua BNB trên Metamask
Việc mua BNB trên MetaMask là một lựa chọn phổ biến cho người dùng crypto...
GMCoin Airdrop: Nhận thưởng qua các thử thách hàng ngày
GMCoin Airdrop là một cơ hội tuyệt vời cho những người đam mê tiền điện...
Kelp DAO Airdrop – Hướng dẫn kiếm lợi nhuận kép
Kelp DAO Airdrop mang đến cho người dùng cơ hội tối ưu hóa lợi nhuận...
Web2 là gì? Web3 là gì? So sánh web2 và web3 chi tiết nhất!
Trong bối cảnh của thời đại đương đại, cuộc hành trình biến đổi của mạng...
ABT là gì? Thông tin về dự án Arcblock và token ABT
ABT là gì? ABT Token là một đồng tiền điện tử mới nhưng đang thu...
ANC Là Gì? Tìm Hiểu Về Đồng Tiền Ảo Nổi Bật Trên Thị Trường
ANC Token là một trong những đồng tiền ảo được phát triển trên nền tảng...
Săn Hyperbolic Airdrop – GPU giá rẻ, cơ hội token lớn!
Với chi phí GPU chỉ bằng 20% so với AWS và tầm nhìn về “Open...