Tập trung hoá đã giúp hàng tỷ người tiếp cận với World Wide Web và tạo ra cơ sở hạ tầng ổn định. Tuy nhiên, có những nơi phát triển mạnh hơn và đơn phương quyết định nhiều điều trong WWW. Lúc này, Web3 xuất hiện để giải quyết vấn đề quyền lực mạng đó. Vậy Web3 là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Tìm hiểu web3 là gì?
Web3 là một thuật ngữ cho tầm nhìn về một mạng Internet mới và tiện ích hơn. Web3 là công nghệ mới sử dụng Blockchain, tiền điện tử và NFT để cung cấp lại quyền lực cho người dùng dưới hình thức sở hữu. Web3 có thể cung cấp cho bạn những tiện ích là đọc, ghi và riêng tư.
Ý tưởng cốt lõi của Web3 là gì?
Không có một định nghĩa cụ thể nào về Web3, tuy nhiên có một vài ý tưởng cốt lõi về Web3 đó là:
- Web3 phi tập trung: quyền sở hữu được phân phối giữa những người xây dựng và người dùng thay vì bị kiểm soát và sở hữu bởi các thực thể tập trung.
- Web3 permission: mọi người đều có quyền truy cập bình đẳng để tham gia Web3 và không ai bị bỏ rơi lại.
- Web3 có khoản thanh toán gốc: Web3 sử dụng tiền điện tử để chi tiêu và gửi tiền trực tuyến thay vì dựa vào cơ sở hạ tầng lỗi thời của các ngân hàng và bộ xử lý thanh toán.
Ưu điểm của Web3 là gì?
Công bằng thông qua phân cấp
Một điểm đặc biệt của Web3 là phi tập trung. Cộng đồng trực tuyến sẽ thuộc quyền sở hữu của tất cả mọi người, với sự chia sẻ thông tin minh bạch. Ở Web3, thông tin được chia sẻ miễn phí và lưu trữ ở nhiều vị trí hay còn được gọi là điện toán phân tán. Mọi thứ sẽ được chia sẻ bởi các Tổ chức tự trị phi tập trung DAO. DAO là các nhóm được xây dựng vì một mục đích, do cộng đồng diều hành, dựa vào mỗi thành viên trong Dao để làm việc vì lợi ích cao nhất là đạt được mục tiêu chung.
Sharad Varshney, Giám đốc điều hành của OvalEdge, một công ty tư vấn quản trị dữ liệu giải thích rằng: “DAO thực sự nổi lên trong số những đơn vị đam mê tiền điện tử và phần lớn được sử dụng để đưa ra quyết định theo phương pháp quản lý từ dưới lên, công bằng lý tưởng”.
Quyền riêng tư thông qua Blockchain
Blockchain là một phần quan trọng trong phân quyền. Billy Huang, đồng sáng lập của Luna Market, cho biết quyền sở hữu những thứ trên Internet được đăng ký trên Blockchain. Đây là một hệ thống dữ liệu minh bạch và có thể truy cập công khai, bất kỳ ai cũng có thể xem và theo dõi những gì diễn ra trong đó.
Bạn có thể đăng ký tài sản kỹ thuật số (NFT) và mã thông báo (tiền điện tử) cho phép người chuyển hàng háo kỹ thuật số một cách liền mạch mà không cần biết bên kia. Danh tính cá nhân cũng không được tiết lộ trừ khi người dùng quyết định chia sẻ danh tính thực của họ.
Cơ sở dữ liệu là điểm khác biệt chính giữa công nghệ Blockchain và các cơ sở hạ tầng trong quá khứ. Cơ sở dữ liệu trước đây được kiểm soát bởi một cá nhân hoặc tổ chức và họ hoàn toàn có quyền kiểm soát hệ thống đó. Blockchain thì cho phép mọi người tạo ra những hệ thống có thể được kiểm tra bởi bất kỳ ai. Nó là một mạng mở với mọi người và cho phép mọi người hiểu được hệ thống mà họ đang sử dụng.
Bảo mật qua mã hoá
Mã hoá là một phần của Web3. Nó đảm bảo rằng không ai có thể truy cập dữ liệu ngoại trừ các bên có quyền. Khi Internet phát triển, mã hoá được sử dụng để đảm bảo dữ liệu có thể công khai minh bạch và sở hữu tư nhân.
Học máy thông qua AI
AI sẽ hiểu thông tin là gì, hiểu ý nghĩa và cảm xúc đằng sau thông tin. AI phục vụ con người theo cách thông minh vượt trội so với các công cụ tìm kiếm hiện nay. AI cũng có thể được sử dụng để tạo ra những thứ có giá trị bằng cách sử dụng những cách học tiên tiến này. Huang cho biết: “Đã có một vài trường hợp sử dụng trí tuệ nhân tạo trong các ứng dụng Web 3.0. Ví dụ, có tác phẩm nghệ thuật do AI tạo ra, sau đó được bán dưới dạng NFT”.
Nhược điểm của Web3 là gì?
Là một công nghệ mới
Còn quá sớm để có thể có những nhận định về nhược điểm của Web3. Tuy nhiên có những quan điểm cho rằng giao thức DAO có thể tạo ra sự hỗn loạn. Varshney chia sẻ, dù Dao từ chối các ràng buộc của kiểm soát tập trung nhưng họ sẽ áp dụng các chính sách quản trị. DAO được xây dựng dựa trên hoạt động của các thông tin kỹ thuật số nền cần một công cụ chuyên dụng để có thể thực hiện giao thức quản trị.
Khả năng tiếp cận
Web3 có thể ít được sử dụng tại các quốc gia đang phát triển vì những đòi hỏi về công nghệ và chi phí giao dịch còn tương đối lớn.
Kinh nghiệm người dùng
Rào cản kỹ thuật là quá lớn với người dùng Web3. Người dùng phải hiểu rõ các mối quan tâm về bảo mật, hiểu tài liệu kỹ thuật phức tạp và điều hướng các giao diện người dùng không trực quan.
Như vậy, Web3 là sự phát triển và bổ sung so với những thế hệ web trước. Nó có những ưu thế vượt trội như công nghệ Blockchain, máy học,… để tập trung cải thiện trải nghiệm người dùng. Web3 có những ưu điểm riêng nhưng cũng tồn tại nhiều nhược điểm.
iBlockchain đã cùng bạn tìm hiểu Web3 là gì và những thông tin cơ bản về Web3. Chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn.
Bài viết liên quan
Toggle Airdrop kèo mới DEPIN cực HOT
Toggle Airdrop đang nổi lên như một cơ hội hấp dẫn trong cộng đồng DEPIN...
Civitas là gì? MMO blockchain, xây dựng & chinh phục
Civitas là gì? Civitas không chỉ là một tựa game MMO thông thường, mà nó...
Balancer là gì? Thông tin chi tiết và đánh giá token BAL
Trong thời gian gần đây, nền tảng tạo lập thị trường tự động Auto Market...
Cách nạp tiền vào sàn Binance dễ dàng và nhanh chóng
Sàn giao dịch tiền điện tử Binance là một trong những nơi được ưa chuộng...
Đầu tư Crypto là gì? – 3 cơ hội vàng trên thị trường đầu tư Crypto
Bạn đang tò mò về đầu tư crypto là gì và không biết bắt đầu...
Woo Network: Giải pháp DeFi tối ưu cho giao dịch tài chính
Woo Network, với mục tiêu cải thiện trải nghiệm người dùng và mở rộng quy...
Hidden Gem là gì? Nhận diện và đánh giá dự án tiềm năng
Hidden Gem là gì? Đây là thuật ngữ chỉ những dự án hoặc token chưa...
Mux Protocol – Chìa khóa mở cửa tương lai giao dịch an toàn
Mux Protocol – liệu có phải là chìa khóa mở cửa tương lai giao dịch...
Sàn Gate là gì? Những thông tin về sàn Gate.io
Sàn Gate cũng là một sàn giao dịch lớn trên thế giới và nó cũng...
The Beacon là gì? Hướng dẫn chơi Game The Beacon săn Airdrop
Trong thế giới blockchain và công nghệ GameFi hiện nay, Beacon đang là một thuật...
ABLY Airdrop: Cơ hội nhận token ABLY trên Telegram
ABLY đang triển khai chiến dịch Airdrop với mục tiêu phát triển hệ sinh thái...
DeFi, CeFi là gì? DeFi và CeFi giống và khác nhau ở đâu?
Trong không gian tiền điện tử ngày càng phát triển, hai thuật ngữ được đề...
Tương lai bitcoin có thể thay đổi như thế nào trước các quy định mới
Bitcoin, từ một ý tưởng tiền điện tử đầy táo bạo, đã trở thành một...
dGEN1 Airdrop: Cách thức tham gia và lợi ích của dự án
dGEN1 Airdrop là cơ hội không thể bỏ qua cho những ai yêu thích công...
Tìm hiểu các loại stablecoin phổ biến hiện nay và cách lựa chọn an toàn nhất
Trong thế giới tiền điện tử đầy biến động, stablecoin đã nổi lên như một...
Blast airdrop – Đột phá lợi nhuận với Blast token
Tận dụng cơ hội nhận token miễn phí và lợi nhuận lên đến 4% cho...