Sàn giao dịch FTX phá sản kéo theo đó là rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tiền điện tử. Đã có nhiều tin đồn xung quanh về hoạt động của hệ sinh thái Solana sau sự sụp đổ của FTX.
Hoạt động của hệ sinh thái Solana
Trước những đồn đoán xung quanh về hệ sinh thái của mình, Solana Foundation đã có những hành động đáp lại những tin đồn này.
Đến sáng ngày 22/11, Solana Foundation đã đưa ra công bố mới nhất về mức độ tiếp xúc với sự sụp đổ của sàn giao dịch FTX.
Trong báo cáo, Solana nói rằng họ có tiếp xúc số tài sản này trên tài khoản FTX.com và bị mắc kẹt ở đó kể từ ngày 6/11 khi FTX ngừng xử lý rút tiền. Trước khi sự cố xảy ra, số token này có giá trị hơn 160 triệu USD. Cụ thể như sau:
- Gần 3,24 triệu cổ phiếu phổ thông FTX Trading Ltd.
- Gần 3,43 triệu token FTT.
- Gần 134,54 triệu token SRM.
FTX/Alameda lần đầu tiên mua SOL từ Solana Foundation vào tháng 8 năm 2020, sáu tháng sau khi ra mắt Mainnet Beta.
Vào tối ngày 10/11, Solana Foundation đã lên tiếng trấn an người dùng và cập nhật tổng thể về hệ sinh thái.
Mạng lưới Solana hoạt động bình thường
Sau chuỗi ngày thị trường đầy biến động thì hệ sinh thái Solana vẫn hoạt động bình thường khi xét về hiệu suất và thời gian hoạt động.
Solana Foundation có tiếp xúc với FTX
Solana Foundation có khoảng 1 triệu USD trên FTX.com kể từ ngày 6/11, thời điểm FTX ngừng rút tiền. Con số này chỉ chiếm dưới 1% tiền mặt và các khoản tương đương tiền của Solana Foundation, do đó nó không gây ra tác động quá đáng kể đến Solana Foundation.
Ngoài ra, quỹ cũng không lưu ký SOL trên FTX.com.
Tài sản wrapped trên Solana
Tổng mức độ tiếp xúc của các tài sản đang lưu hành trên Sollet với FTX được định giá khoảng 40 triệu USD kể từ ngày 10/11. Song đến thời điểm này vẫn chưa có báo cáo chi tiết.
Đồng Wrapped Bitcoin trên Sollet đã chia 10 so với giá Bitcoin (BTC) trên thị trường.
Serum lên kế hoạch fork dự án
Sau khi gặp lỗ hổng bảo mật, nhà sáng lập Solana Anatoly Yakovenko cho biết các lập trình viên đang tìm mọi cách để fork code của Serum và tái khởi động giao thức mà không có sự góp mặt của FTX.
Các dự án khác như Magic Eden, Mango Markets hay Phantom cũng đang giảm thiểu sự phụ thuộc vào Serum và tạm ngưng hoạt động vì những rủi ro an ninh.
Tình trạng DeFi trên Solana
Hầu hết các dự án DeFi lớn nhất trên Solana đều hạn chế hoặc không tiếp xúc với FTX, dựa trên đánh giá của Solana Foundation.
Tình trạng hỗ trợ thanh khoản/tạo lập thị trường.
Hiện vẫn có rất nhiều nhà tạo lập thị trường cung cấp thanh khoản cho các ứng dụng DeFi trên Solana.
Một lượng SOL được unlock sau Epoch 370
Như đã được cảnh báo trước, một lượng lớn validator của Solana đã ngừng staking SOL và yêu cầu rút 47 triệu SOL, tương đương với 845 triệu USD vào lúc 3:30 PM ngày 10/11.
Chính sự sụp đổ của FTX đã gây ra tâm lý hoảng loạn, kéo theo làn sóng bán tháo trene thị trường và SOL cũng không ngoại lệ nhất là ở thời điểm nhiều người bán tháo coin.
Giá SOL đã liên tục đỏ sàn trong những ngày qua, có thời điểm chạm về tận 12,07 USD và đang ở mức 12,51 USD.
Như vậy, việc sàn giao dịch FTX sụp đổ ảnh hưởng đến thị trường tiền điện tử và ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến hệ sinh thái Solana. Tuy nhiên, hệ sinh thái Solana chỉ bị ảnh hưởng một phần ít và nó vẫn hoạt động bình thường. Nhà đầu tư có thể an tâm và tin tưởng vào hệ sinh thái FTX.
Bạn có thể tham khảo thêm nhiều thông tin thú vị tại trang IBlockchain của chúng tôi.
Bài viết liên quan
Vault là gì? Tìm hiểu về Bitcoin Vault và tính năng mới
Vault là gì? Bitcoin Vault (BTCV) là một đồng tiền điện tử mới được ra...
Aligned Layer Airdrop – Cơ hội độc quyền không nên bỏ qua
Aligned Layer Airdrop đem lại nhiều cơ hội sở hữu NFT độc đáo cho những...
Cách chuyển BTC sang USD – Bí quyết tối ưu hóa lợi nhuận
Bạn đang tìm cách chuyển BTC sang USD nhưng lo lắng về tỷ giá và...
Beacon Chain là gì? Tìm hiểu công nghệ đằng sau Ethereum 2.0
Ethereum 2.0 là một nền tảng blockchain được thiết kế để giải quyết các vấn...
Công nghệ DAG so với Blockchain truyền thống: Có gì khác biệt?
Trong thế giới công nghệ blockchain, các giải pháp sáng tạo ngày càng thu hút...
Seer Airdrop: Hướng dẫn tham gia nhận Token SEER
Seer Airdrop là một cơ hội tuyệt vời để nhận token SEER miễn phí và...
Tổng quan về công ty TimeBeat Media Entertainment
TimeBeat Media Entertainment là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông và...
Karak là gì? Nắm bắt cơ hội đầu tư sinh lời cùng Karak
Karak là gì? Khám phá giao thức restaking mới nổi với tiềm năng tăng trưởng...
Airdrop to X users – Cơ hội giới hạn, nắm bắt ngay!
Airdrop to X users là một cơ hội vàng không thể bỏ lỡ dành cho...
Devcon là gì? Devcon của Ethereum
Ethereum cũng có hội nghị thường niên quy tụ những dự án hàng đầu và...
Mechanism Capital là gì? Khám phá quỹ đầu tư tiền điện tử
Mechanism Capital là một công ty quỹ đầu tư tiền điện tử có trụ sở...
Network3 airdrop – Đầu tư thông minh với công nghệ IoT
Network3 airdrop là cơ hội tuyệt vời để các nhà đầu tư khai thác công...
RPC là gì? Tìm hiểu về giao thức quan Remote Procedure Call
Trong công nghệ Blockchain, giao thức Remote Procedure Call (RPC) được sử dụng để thực...
NFT5 là gì? Thông tin về NFT5
NFT hiện nay ngày càng phát triển và mở rộng sức ảnh hưởng của nó...
Purple Bitcoin: Tìm hiểu về biến thể mới của Bitcoin
Purple Bitcoin đang nổi lên như một dự án tiền điện tử đầy hứa hẹn...
Tìm hiểu về công ty luật Timelaw và dịch vụ cung cấp
Nếu bạn đang đối mặt với việc tìm kiếm một đơn vị tư vấn pháp...